Ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

  1. Mục tiêu đào tạo

Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học đào tạo ra những nhân viên, kỹ thuật viên: Có kiến thức và kỹ năng thực hành trong lĩnh vực sản xuất và vị trí kiểm soát chất lượng thuộc các lĩnh vực chất tẩy rửa; hương liệu và mỹ phẩm; nhuộm và in hoa trên vải; sản xuất giấy và bột giấy; dự án xử lý nước quy mô vừa và nhỏ.

Cử nhân tốt nghiệp ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Hóa Học được cung cấp kiến thức về các hệ thống và công cụ có thể tham gia vào vị trí quản lý trong sản xuất; kiểm soát, cải tiến và đảm bảo chất lượng. Chương trình đào tạo cũng trang bị kiến thức và kỹ năng về các biện pháp đảm bảo an toàn trong sử dụng hóa chất và thiết bị tại phòng thí nghiệm và thực tế sản xuất tại các nhà máy.

 

                                   Công nghệ kỹ thuật hóa học với xu hướng tích hợp đa ngành

  1. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể đáp ứng các khả năng sau:

  • Đọc, hiểu được tài liệu tiếng Anh chuyên ngành ở mức độ căn bản trong lĩnh vực hóa học và giao tiếp được tiếng Anh/Nhật ở mức cơ bản Giao tiếp được tiếng Anh ở trình độ cơ bản.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng; Sử dụng thành thạo công cụ mạng Internet, email trong tìm kiếm, trao đổi thông tin phục vụ trong công việc, học tập và nghiên cứu.
  • Sơ cứu được các tai nạn hóa chất cơ bản; nhận biết và cảnh báo khả năng xảy ra tai nạn hóa chất để phòng ngừa tai nạn cho bản thân và người xung quanh.
  • Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm bao gồm dụng cụ cho phân tích thể tích, cân, tủ sấy, lò nung, máy khuấy từ gia nhiệt, thiết bị phân hủy mẫu, thiết bị chiết – trích ly – chưng cất, máy quang phổ UV – VIS, AES.
  • Viết được các phương trình phản ứng hóa học cơ bản, thông dụng thuộc các lĩnh vực hóa vô cơ, phân tích, hóa hữu cơ.
  • Lựa chọn được các dụng cụ, hóa chất cho các phương pháp phân tích kiểm nghiệm bao gồm phương pháp phân tích thể tích, phương pháp khối lượng, phương pháp phân tích dụng cụ với từng loại đối tượng mẫu kiểm định.
  • Triển khai và thực hiện được việc phân tích, xử lý số liệu và đánh giá kết quả các chỉ tiêu hoá lý trong các lĩnh vực: thực phẩm, phân bón, môi trường, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, silicate.
  • Tính toán, pha chế và bảo quản tất cả các hóa chất bao gồm chất chuẩn, thuốc thử, chỉ thị, môi trường, dung dịch đệm, chất che, chất loại trừ yếu tố ảnh hưởng được sử dụng trong các qui trình phân tích kiểm nghiệm.
  • Tính toán, pha chế và bảo quản được các hóa chất cơ bản, nguyên liệu đầu vào dùng cho quá trình nhuộm – in hoa trên vải; sản xuất các chất tẩy rửa; mỹ phẩm; giấy và bột giấy.
  • Xây dựng được một số đơn công nghệ cơ bản trong lĩnh vực sản xuất các chất tẩy rửa, mỹ phẩm.
  • Kiểm tra đánh giá được một số tính chất giấy và bột giấy cơ bản: độ ẩm, nồng độ bột, định lượng giấy, kích thước xơ sợi; tạo hình được tờ giấy.
  • Tính toán nguyên vật liệu thiết kế hệ thống làm mềm nước, hệ thống lọc thô và hệ nâng pH.
  • Thực hiện được quy trình tiền xử lý, nhuộm, in hoa và hoàn tất các loại vải thông dụng ở mức độ cơ bản.
  • Phát hiện và giải quyết được những sự cố về chất lượng trong sản xuất.
  1. Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp
  • Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp: có thể đảm nhiệm các công việc tại các nhà máy sản xuất hóa chất, Nhuộm, Giấy, Nhựa, các chất tẩy rửa và chăm sóc cá nhân; các viện nghiên cứu. Cụ thể:
  • Tiếp nhận và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất (Quản lý phòng thí nghiệm; Quản lý kho hóa chất).
  • Chuẩn bị và cấp phát hóa chất (Pha chế hóa chất).
  • Vận hành sản xuất.
  • Giám sát công nghệ kỹ thuật sản xuất.
  • Lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước cấp.
  • Thực hiện việc kiểm soát & đảm bảo chất lượng của các quá trình trong sản xuất (Lấy mẫu; Phân tích mẫu; Quản lý thiết bị phân tích).
  • Tư vấn khách hàng.
  • Nghiên cứu và phát triển lĩnh vực hóa học.
  1. Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao
  • Thời gian đào tạo: 3 năm. Chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.
  • Người học sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học trình độ cao đẳng được học liên thông lên đại học cùng nghề;
  • Có khả năng học văn bằng 2 ở các mức trình độ sơ cấp, trung cấp hoặc cao đẳng để đáp ứng sự thay đổi của xã hội về nhu cầu lao động;
  • Có khả năng tự học và tự nghiên cứu để nâng cao trình độ; tự rèn luyện kỹ năng nghề và kỹ năng mềm để thích ứng với môi trường làm việc và khả năng học tập suốt đời.
  1. Cơ sở vật chất
  • Hệ thống các phòng học đạt tiêu chuẩn đào tạo, thư viện và ký túc xá hiện đại.
  • Hệ thống phòng thực hành thí nghiệm hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và nghiên cứu khoa học.

                                                  Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm chuyên ngành

  6. Các hoạt động và thành tích nổi bật

  1. Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh
  • Địa chỉ: Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm – Trường CĐ Công thương TP.HCM

                      Số 20 Tăng Nhơn Phú, P. Phước Long B, Quận 9, TP.HCM

  • Số điện thoại: 0903832255 (Thầy Nguyễn Đức Cường – Trưởng Bộ môn)

        0982527885 (Thầy Đặng Công Quốc – Phụ trách Khoa)

  • Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0283.7312370
  • Email: cnhh@hitu.edu.vn
  • Facebook: Khoa CNHH VÀ TP
  • Website: https://cnhh.hitu.edu.vn/

 

Tư vấn tuyển sinh - Các câu hỏi thường gặp về chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm

Sinh viên có thể làm việc tại: Các công ty liên quan đến hóa chất, sản xuất các sản phẩm tẩy rửa (bột giặt, xà phồng, dầu gội, kem đánh răng,…), giấy bột giấy, phân bón, hương liệu và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, các sản phẩm nhựa, dệt nhuộm và in hoa trên vải…

Công nghệ Hóa hữu cơ là một ngành khoa học nghiên cứu về những cấu trúc, tính chất, thành phần, cách thức phản ứng, cách tổng hợp của những hợp chất hữu cơ và vật liệu hữu cơ… cũng như nhiều vật chất khác nhau chứa nguyên tử carbon. Quá trình nghiên cứu cấu trúc hóa học của một hợp chất hữu cơ có thể ứng dụng nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khác phải kể đến như phương pháp quang phổ, phương pháp vật lý và hóa học để định danh và xác định thành phần hóa học cũng như cấu tạo của hợp chất.

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Công nghệ Hóa hữu cơ sẽ được đào tạo chuyên sâu về các đặc tính lý hóa của hợp chất, đánh giá mức độ phản ứng cũng như xác định tính chất của chúng ở trạng thái tinh khiết, trong dung dịch, hỗn hợp và các dạng khác. Hóa hữu cơ nghiên cứu về phản ứng hữu cơ có thể kể đến bao gồm việc chuẩn bị cho các phản ứng tổng hợp hữu cơ, nghiên cứu mức độ hoạt động của phản ứng. Phạm vi nghiên cứu của Công nghệ hóa hữu cơ bao gồm các hydrocarbon, hợp chất chỉ chứa các nguyên tử carbon và hydro, cũng như hợp chất chứa sườn carbon và các nguyên tố khác.

Tuyển sinh liên thông đại học

Liên kết

Video