NGÀNH: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

1.Mục tiêu đào tạo

Ngành Công nghệ thực phẩm đào tạo ra những cử nhân:

  • Có kiến thức và kỹ năng làm việc về nguyên phụ liệu và tạo ra sản phẩm thực phẩm, có khả năng kiểm tra, kiểm soát và quản lý chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, bán thành phẩm và sản phẩm thực phẩm; Biết vận dụng quy trình công nghệ, thiết bị kỹ thuật thích hợp để tham gia sản xuất chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm; Tham gia hỗ trợ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.
  • Cử nhân theo học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ đáp ứng được các yêu cầu về tiếng Anh giao tiếp tương đương trình độ B hoặc TOEIC 400 cũng như có trình độ tin học căn bản, tin học phục vụ cho các công việc xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm. Sinh viên phát triển các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng lập luận – giải quyết vấn đề để có thể thích ứng nhanh và hiệu quả với các công việc có tính chất khác nhau trong sản xuất thực tế.

Hình 1: Công nghệ thực phẩm –  ngành học giàu tiềm năng

2. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm có thể đáp ứng các khả năng sau:

  • Sử dụng đúng và an toàn các dụng cụ, thiết bị cơ bản của phòng thí nghiệm trong phân tích các chỉ tiêu hóa lý và chế biến các sản phẩm thực phẩm.
  • Kiểm tra, tiếp nhận nguyên vật liệu đầu vào; bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong quá trình sản xuất;
  • Tham gia sản xuất chế biến các sản phẩm thực phẩm;
  • Tham gia vận hành, sửa chữa, bảo trì dụng cụ, thiết bị, máy móc trong sản xuất;
  • Tham gia kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng thực phẩm;
  • Tham gia hỗ trợ trong cải tiến; phát triển sản phẩm mới;
  • Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc nhóm và kĩ năng giao tiếp, có khả năng lập luận, giải quyết vấn đề để thích ứng nhanh và hiệu quả với các công việc khác nhau trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp

– Vị trí và khả năng làm việc sau khi mới tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm. Cụ thể:

  • Nhân viên kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm và sản phẩm thực phẩm ở các vị trí trong nhà máy chế biến thực phẩm: kho nguyên liệu đầu vào, trực tiếp trên dây chuyền sản xuất, tại kho bán thành phẩm và thành phẩm.
  • Nhân viên tham gia sản xuất chế biến các sản phẩm thực phẩm.
  • Nhân viên bảo quản nguyên liệu nông sản và các sản phẩm thực phẩm.
  • Nhân viên tham gia hỗ trợ trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

– Sự nghiệp lâu dài

  • Quản lý sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm: Tổ trưởng, Trưởng phòng QA, Trưởng ca sản xuất, Quản đốc phân xưởng hoặc các vị trí cao hơn.
  • Quản lý lĩnh vực kiểm tra và kiểm soát chất lượng thực phẩm.
  • Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
  • Quản lý kinh doanh và phân phối các loại phụ gia, nguyên liệu, sản phẩm trong lĩnh vực thực phẩm.
  • Làm chủ cơ sở sản xuất thực phẩm vừa và nhỏ.

4. Thời gian đào tạo và cơ hội học nâng cao

Thời gian đào tạo: 3 năm. Tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.

5. Được phép học liên thông

sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước với chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm hoặc các ngành tương đương như: Công nghệ sau thu hoạch, Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, Bảo quản nông sản thực phẩm, Bảo quản nông sản thực phẩm và vi sinh thực phẩm.

6. Nội dung chương trình

Ngành công nghệ thực phẩm được xây dựng trên sự tích hợp kiến thức.

7.Cơ sở vật chất

Hệ thống các phòng thí nghiệm, xưởng chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn đào tạo, trang bị những thiết bị hiện đại:

Phòng thực hành chuyên ngành hữu cơ

Phòng thực hành vi sinh

Phòng thực hành đánh giá cảm quan thực phẩm

Phòng thực hành phân tích chuyên ngành

Các xưởng chế biến thực phẩm

8. Các hoạt động và thành tích nổi bật

              Hình 2: Sinh viên khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm đạt giải tại cuộc thi Khởi nghiệp Startup Kite 2023          

     Hình 2: Đoàn sinh viên CNTP tham quan Triển lãm Bao bì Thực phẩm ProPak Vietnam 2023

 

9. Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh

  • Địa chỉ: Khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm– Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM

20 Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM.

  • Số điện thoại: 0283.7313631, 0982.527.885 Thầy Quốc
  • Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0283.7312370
  • Emailcnhh@hitu.edu.vn
  • Website: https://cnhh.hitu.edu.vn/

 

Tư vấn tuyển sinh - Các câu hỏi thường gặp về chuyên ngành Công nghệ Thực phẩm

Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.

Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm sẽ được đào tạo chuyên sâu về các công nghệ chế biến thực phẩm như thịt, sữa, cà phê, bánh kẹo…và các học phần về hóa học thực phẩm, vi sinh học thực phẩm, dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, phân tích thực phẩm, đánh giá cảm quan thực phẩm, kỹ thuật thực phẩm, kỹ thuật bao bì thực phẩm…

Theo Ban nghiên cứu thông tin thị trường việc làm – tuyển dụng- công ty Đức Anh A&T: “Gia nhập ngành công nghệ thực phẩm giàu tiềm năng”, được đăng: 02/01/2014 03:55 UTC. Công nghệ Thực phẩm xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2012 – 2015, đang dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này vẫn còn là một bài toán chung cho các công ty, nhà máy thuộc lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng. Vì vậy, ngành công nghệ thực phẩm vẫn tiềm ẩn nhiều cơ hội cho những ai có đam mê.

Tuyển sinh liên thông đại học

Liên kết

Video